Theo thống thống kê từ Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, các vụ tai nạn xảy ra khá nhiều là do nổ lốp ô tô. Vì tình trạng này khiến cho người điều khiển mất lái, giật mình dẫn đến việc cuống mà phanh gấp nên xảy ra tai nạn gây thiệt hại rất lớn về xe có thể là cả tính mạng. Do vậy chúng ta không thể xem thường tình huống này, mà lúc nào cũng phải bình tĩnh sẵn sàng đối phó với các trường hợp nổ lốp ô tô có thể xảy ra.

Với mong muốn giúp đỡ các bạn có thêm những kiến thức cần thiết để xử lý trong những tình huống bị nổ lốp xe, Ân Điển xin chia sẻ với các bạn những nguyên nhân dẫn đến việc nổ lốp để các bạn phòng trách.

Những nguyên dân dẫn đến việc ô tô bị nổ lốp

Có rất nhiều các “thủ phạm” có thể dẫn đến việc ô tô của bạn bị nổ lốp. Thời tiết nắng nóng, ô tô chở quá tải, rơi vào ổ gà, lốp xe thiếu hơi, quá mòn, quá cũ hay đơn giản là thiếu kiến kiến thức về bảo dưỡng lốp xe là những nguyên nhân chính dẫn đến việc nổ lốp xe.

1. La-zăng bị hỏng

Mép la-zăng bị hư hại hay có khuyết tật khiến cho lốp ô tô bị cào xước trong quá trình sử dụng. Các vết cào xước nhiều và ăn sâu sẽ không thể chịu đựng được áp suất dẫn đến việc bị nổ lốp.

nguyen-nhan-vi-sao-lazang-o-to-bi-tray

La-zăng bị xước dẫn đến ô tô bị nổ lốp

2. Áp suất không đạt chuẩn

Nếu áp suất quá thấp sẽ làm cho lốp bị gãy gập quá mức so với thiết kế dẫn đến các lớp vải bố bị rạn và rách. Còn nếu áp suất quá cao sẽ khiến cho sức chịu của thành lốp vượt quá giới hạn thiết kế và cũng gây nổ. Các sự có này càng có nguy cơ xảy ra cao hơn nếu xe vận hành liên tục vào những ngày nắng nóng hoặc trên địa hình xấu như đồi núi, công trường đang thi công có nhiều đất đá sắc nhọn…

3. Lốp không đủ căng

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc nổ lốp. Theo nguyên lý hoạt động của xe, áp suất không khí trong lốp có nhiệm vụ nâng toàn bộ trọng lượng của xe và trọng lượng của hành khách, hành lý. Lốp thiếu hơi đồng nghĩa với việc vỏ xe phải gánh thêm “trách nhiệm” dẫn đến các thành phần cấu tạo của lốp như dây thép, cao su, gai lốp và tanh lốp sẽ phải hoạt động quá công suất.

Ngoài ra khi thiếu hơi, lốp sẽ không được làm mát đủ, cộng thêm diện tích ma sát giữa lốp với mặt đường gia tăng dẫn đến tình trạng quá nhiệt và phát nổ.

4. Xe chở quá tải

Đây là “vấn nạn” muôn thuở của các xe tải. Việc chở quá tải trọng vô tình đặt lốp xe vào tình trạng “giới hạn tải trọng cực đại”. Khi đó, nhiệt sinh ra trong quá trình ma sát với mặt đường và việc phải đi qua các đoạn đường lồi lõm sẽ khiến sức chịu đựng của vỏ đi quá giới hạn, dẫn đến tình huống nổ lốp là điều khó tránh khỏi.

5. Rơi vào ổ gà

Rơi ổ gà là thứ sẽ “giết” chết lốp xe ô tô ngay lập tức, thậm chí có thể phá hủy luôn cả bộ mâm xe. Khi đang chạy xe ở tốc độ cao, sức ép từ mặt đường sẽ khiến nổ lốp xe, cán nứt mâm và nghiêm trọng hơn là gãy giảm sóc. Trong trường hợp, bạn đang lái một chiếc xe thể thao có bộ mâ lớn, điều này đồng nghĩa với độ dày của thành vỏ sẽ rất mỏng và chỉ cần cấn các gờ nhỏ hay đá ở tốc độ cao rất có thể sẽ lốp xe sẽ bị nổ. Do đó, chúng tôi khuyên các lái xe nên đi ở tốc độ vừa phải nếu như không quen đường. Vì việc nhận biết được các ổ gà ở khoảng cách xa là rất khó nếu đang trong tình trạng đi ở tốc độ cao.

6. Lốp xe quá mòn, quá cũ

Lốp xe quá cũ, lốp sẽ mòn đến điểm giới hạn và khi vận hành ở tốc độ cao, các tác nhân nhiệt độ, áp suất và sức chịu tải sẽ phá hủy hoàn toàn lốp xe của bạn. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, lái xe nên thay lốp sau 50.000 km và tùy thuộc vào điều kiện đường sá. Nếu phải thường xuyên chạy xe ở đường xấu thì nên thay sau 40.000 km hoặc sau 5 năm sử dụng.

Nguồn: totcom.vn